Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2009

Nới biên độ tỷ giá thì khó quản lý?

Trên mạng có bài đăng ý kiến của  PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, trong đó có nêu:"Mặc dù đã có thời kỳ biên độ giao dịch tỷ giá được duy trì ở khoảng ±7 đến ±10, nhưng biên độ giao càng rộng càng phức tạp cho công tác quản lý vĩ mô. Do đó, thay vì điều chỉnh biên độ, nên điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng theo hướng nới rộng tỷ giá và thu hẹp biên độ sao cho phù hợp với những diễn biến của thị trường."
http://www.stox.vn/stox/view_news_detail/36096/1/186/chua-nen-noi-bien-do-ty-gia.stox

Thật là vui, ở Việt Nam chúng ta nhiều khi cứ không nói thật. Năng lực quản lý yếu kém nên cái gì cũng có khung, có trần (Ví dụ: biên độ tỷ giá, biên độ điều chỉnh giá xăng dầu, khung lãi suất TPCP....); và nói lái đi là khó cho quản lý.
Chẳng lẽ ở các nước người ta không có các loại biên độ này thì khó, thì kinh tế của người ta hỏng bét cả hay sao?! Trình độ quản lý chưa theo kịp yêu cầu nên mới sinh ra những rào cản, bó lại sự luân chuyển các dòng chảy kinh tế, tự hành chính hóa và làm méo mó quy luật phát triển là điều không nên làm.
Quản lý ngoại hối không có nghĩa là phải ban hành ra một cái tỷ giá nào đó để thị trường làm theo. Nếu theo vị chuyên gia khả kính này thì có nghĩa là nên thu hẹp biên độ khi ấy tỷ giá niêm yết giao dịch trên thị trường sẽ càng sát với tỷ giá do SBV công bố; nó càng làm cho tỷ giá được SBV công bố để quản lý càng trở nên méo mó hơn và gần như quay trở về việc nhà nước định giá cả hàng hóa ngày xưa; chẳng lẽ định quản lý cả nền kinh tế của khu vực và thế giới hay sao (vì tỷ giá nó biểu hiện mối quan hệ kinh tế và giá trị tương quan của đồng tiền các nền kinh tế với nhau) khi vẫn khư khư mãi quan điểm này? Buồn thay.

3 nhận xét:

  1. Hì. Đúng là cũng buồn cười thật. Vì bây giờ tỷ giá là điều hành linh họat theo thị trường.Mà bây giờ mình đang khuyến khích xuất khẩu thì việc nới biên độ tỷ giá cũng được xem là cách làm tích cực,có ý nghĩa với xuất khẩu.

    Trả lờiXóa
  2. phuongvdb_ vung taulúc 08:14 6 tháng 10, 2009

    ong viet blog khi nao sao khong bao anh em biet
    hom nay di lang thang tren mang gap ong!
    hay tao cho toi mot use de toi post bai coi

    Trả lờiXóa
  3. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm tới mức báo động

    Trần Vinh Dự
    29/09/2009
    Theo thông báo ngày 15 tháng 9 vừa rồi của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm từ mức $23 tỉ hồi tháng 12 năm ngoái xuống còn $17.6 tỉ hồi tháng 6 vừa rồi. Số dữ trữ này chỉ đủ cho 3 tháng nhập khẩu theo tốc độ hiện nay.

    Theo báo cáo của Citi Bank, việc dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm tới 23.5% như vậy là một tin xấu đối với thị trường. Nó phản ánh bức tranh hoàn toàn trái ngược với hầu hết các nước Châu Á khác nơi có dự trữ không đổi (Malaysia, Singapore) hoặc tăng lên đáng kể tính từ đầu năm.

    Theo ANZ, lý do chính của hiện tượng này là thâm hụt thương mại của Việt Nam vẫn đang tồi đi khi nhập khẩu tăng mạnh hơn xuất khẩu. Trong khi đó, đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư tài chính (FPI) vẫn hết sức ảm đạm.



    Việc dự trữ ngoại hối giảm nhanh đang tạo ra áp lực buộc Việt Nam phải phá giá đồng nội tệ và gây khó khăn cho việc phát hành thêm trái phiếu của nhà nước. Citi Bank dự báo lãi xuất của trái phiếu 5 năm sẽ phải tăng trên 10% (khoảng 10.3% tới 10.5%).

    Trên thực tế, Việt Nam đã nới rộng biên độ giao dịch của VNĐ và USD tới mức (-5%, +5%) từ hồi tháng Ba năm nay. Đó là lần thứ 2 trong vòng một năm trở lại đây Ngân hàng Nhà nước đã nới lỏng biên độ giao dịch (lần đầu vào tháng 11 năm 2008, khi NHNN nâng biên độ từ mức 2% lên 3%).

    Biểu đồ 1: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam qua các năm



    Gần đây, nguyên thống đốc NHNN cũng gợi ý trên báo Saigon Times Daily rằng cần phải phá giá “nhẹ” đồng Việt Nam để ổn định thị trường tiền tệ và thúc đẩy xuất khẩu. Theo ANZ, mức “nhẹ” mà ông Thúy nói tới sẽ vào khoảng 4%, nâng tỉ giá VNĐ so với USD lên mức 18,500 VNĐ ăn một USD. Theo ngân hàng này, thị trường nước ngoài đang dự đoán tỉ giá VND-USD vào khoảng 19,500 trong khoảng một năm tới.

    Trả lờiXóa