Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2009

Tiền đồng đi đâu?


Một số người bạn của tôi có đặt vấn đề là sao tiền VND khan hiếm thế, nó đi đâu mất rồi?
Có người nói rằng nó chạy sang Trung Quốc. Tôi cũng nghĩ như vậy nhưng như thế chưa đủ; thực tế nhập siêu hàng TQ của VN là rất lớn, trong đó hàng tiểu ngạch chiếm 1 phần quan trọng... Nhưng nó cũng không đủ lớn để hút hết VND sang TQ; hơn nữa, VND nó chạy sang TQ thì cũng chỉ là trong ngắn hạn mà thôi; bọn TQ sẽ lại vác VND sang VN để múc USD, khoáng sản, gái VN, dược liệu quý hiếm, lâm đặc sản... Như vậy, xét về hình thái vật chất của tiền VND thì nó chẳng chạy đi đâu xa được và cũng chẳng chạy đi đâu lâu được, có chăng sang TQ cũng chỉ là tạm thời mà thôi. Chúng ta quá rõ với nhau rằng VND chưa đạt được chức năng thanh toán quốc tế, chưa có vị thế của một đồng tiền chuyển đổi.

Tôi xin trao đổi, lý giải cho vấn đề này như sau:

Chúng ta nhiều khi cảm thấy nền kinh tế kém thanh khoản, ko hiểu tiền trong nền kinh tế đi đâu. Thực tế thì nó chẳng đi đâu cả; ngoài 1 phần tạm thời chạy sang TQ (nhưng đó chỉ là tạm thời thôi). Chúng ta cảm thấy thiếu tiền biểu hiện ở chỗ các giao dịch trong nền kinh tế không thực hiện được, đâu cũng thấy rất khó vay vốn.
Nó là vì một cái gọi là "velocity of money" (tôi ko biết dịch cái từ này ra là gì, tạm gọi nó là "vòng quay của tiền" đi, ở đây tạm viết tắt là VQCT). Công thức của nó như sau:

VQCT*Lượng tiền trong lưu thông = Giá trị danh nghĩa của tất cả các giao dịch trong nền kinh tế = P.Q        (**)

Nếu như trong nền kinh tế, VQCT càng lớn thì nó thể hiện có càng nhiều các giao dịch trong nền kinh tế được thực hiện, và khi đó nền kinh tế có sự thanh khoản tốt. Ngược lại, nếu VQCT càng thấp thì thể hiện thanh khoản càng thấp. Ví dụ 1 cách nôm na nông dân thế này: khi VQCT lớn, 1 ngày bạn có thể thực hiện được 3 giao dịch thương mại mua-bán nên bạn cảm thấy tiền quay về với bạn rất nhanh; nhưng khi VQCT nhỏ, 1 ngày may lắm mới thực hiện được 1 giao dịch nên có khi hôm nay mua nhưng phải mấy ngày sau mới lại thực hiện được 1 giao dịch bán, vì thế tiền nó chậm quay về với bạn

Đối với VN chúng ta, lượng tiền trong lưu thông không hề thấp đi trong năm 2009 bởi vì:

- Anh Ninh tuyên bố là tại thời điểm tháng 7/2009, chúng ta mới dùng 43% kế hoạch in thêm tiền để phục vụ tăng trưởng [[i]]. Như vậy tức là lượng tiền trong lưu thông tăng lên, vì dự trữ bắt buộc không có thay đổi tăng nào đáng kể.
- Tín dụng tăng trưởng ác liệt vượt cả mức 30% mà Anh Giàu đưa ra cơ mà, đến hết tháng 11 đã là 36% rồi.

Trong khi đó, nền kinh tế của chúng ta mới bắt đầu qua đáy khủng hoảng, tăng trưởng chưa được bao nhiêu cả, sản lượng tăng thêm chưa thực sự nhiều; giá trị danh nghĩa của các giao dịch trong nền kinh tế có tăng cũng chủ yếu do giá cả tăng.

Như vậy, từ phương trình (**) nêu trên chúng ta rút ra rằng vấn đề chính là do VQCT giảm sút, thể hiện sự không sôi động của nền kinh tế, làm cho chúng ta cảm thấy không biết tiền đi đâu. Vậy nguyên nhân nào làm kém sự sôi động này? Theo tôi có mấy nguyên nhân sau đây:
-          Một là, do sự đầu cơ của nền kinh tế: Ngày càng nhiều doanh nghiệp và cá nhân/hộ gia đình vác tiền đi đầu cơ (Ví dụ: Vàng, USD, bất động sản…); dẫn đến các tài sản này, dù không tham gia vào sản xuất sản phẩm cho xã hội một cách trực tiếp, do bị đầu cơ nên đọng vào một chỗ, làm thiếu hụt 1 lượng hàng hóa trong giao dịch của nền kinh tế => nền kinh tế kém sôi động… Điều này theo tôi là đặc biệt đúng đối với lĩnh vực BĐS ở VN. (Và điều quan trọng là , bởi vì vàng, USD, BĐS… không được tính trong công thức nêu trên (công thức (**)), nhưng nó vẫn cần VND để giao dịch nên nó hút một lượng lớn đáng kể VND do gia tăng sự đầu cơ vào lĩnh vực này, mà đã là hiện tượng đầu cơ thì nó sẽ chỉ loanh quanh trong lĩnh vực đó mà thôi, chủ yếu là thế; người ta có thể bán đất đai mua ôtô nhưng cũng chỉ mua 1-2 cái là cùng, còn nhà đất thì có thể có tới vài chục cái, và VND nó cứ luẩn quẩn như thế giữa các nhóm đầu cơ và các nhà đầu tư trong cái lĩnh vực ấy của nền kinh tế, tạo nên các bong bóng tài sản). Chính nó làm cho 1 lượng lớn tiền không đi vào sản xuất để tạo ra của cải cho xã hội.
-          Nền kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên (kiểu như VN) sẽ bị ảnh hưởng nặng khi thiên tai bão lũ nhiều khiến việc khai thác tài nguyên (Than, khoáng sản, nước… ) bị ảnh hưởng gián đoạn; trong một số trường hợp khi tài nguyên bị cạn kiệt sẽ dẫn đến thiếu hụt cung nguyên liệu cho sản xuất, dẫn đến hạn chế sự quay vòng của đồng tiền. 
-          Quá trình kiểm soát thiếu bài bản của NHNN khi chỉ đơn thuần đưa ra 1 tỷ lệ rất hành chính về tăng trưởng tín dụng (30%, sau đó hứng lên bảo là 25%-27%, 2 tuần sau lại bảo là quay về 30%, nhưng do kích cầu nên các NHTM nó phi dư nợ lên hơn 30%, đến hết tháng 11 là khoảng 36% [[ii]]), cuối quý IV thi nhau bảo phải ép dư nợ xuống. Oái oăm là ở chỗ trước đó có thông tin từ phía Chính phủ bảo rằng sẽ tiếp tục hỗ trợ lãi suất đối với cho vay ngắn hạn đến hết Quý I/2010 [[iii]], nên nhiều doanh nghiệp vay vốn ngân hàng tạm trữ nguyên liệu cho sản xuất hoặc đầu cơ hàng hóa, các NHTM cũng không sợ lắm bị phanh hạn mức. Đến khi Chính phủ bất thình lình tuyên bố ngược lại là không hỗ trợ lãi suất ngắn hạn nữa [[iv]] và NHNN bắt đầu thắt chặt tín dụng, các NHTM phải giảm dư nợ, giảm hạn mức, thế là các doanh nghiệp không vay được tiền nữa vì tổng hạn mức bị giảm, một phần hạn mức trước đó đã vào tạm trữ/đầu cơ nguyên liệu các loại mất rồi. Do đó các doanh nghiệp thiếu tiền, không đẩy mạnh sản xuất được, sản lượng hàng hóa của nền kinh tế kém đi, các giao dịch của nền kinh tế giảm sút, dẫn đến sự kém thanh khoản và cảm giác thiếu tiền như chúng ta đang thấy.
-          Một phần VND tạm thời chạy sang TQ như trên có nói.

1 nhận xét: