Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2009

Bàn thêm về nguyên nhân sụt giảm thanh khoản của các NHTM trong thời gian gần đây

Theo tôi thanh khoản của các banks giảm sút do mấy nguyên nhân sau đây:

1. Nợ xấu (và cả nợ quá hạn nữa) của các ngân hàng tăng lên (theo như tôi được biết, nếu như tại thời điểm tháng 8/2009, nợ xấu ngành ngân hàng khoảng 2,5% thì nay nó đã lên khoảng 3% và hơn nữa rồi); Nó tác động tới khả năng vốn và tài chính của ngân hàng trên cả 2 phương diện: (i) thu hồi nợ để tái quay vòng vốn tín dụng hoặc trả nợ vốn huy động đến hạn; (ii) tăng trích lập dự phòng rủi ro.

2. Các doanh nghiệp đang có thiên hướng vay vốn với kỳ hạn dài hơn trước đây (một phần vì gia tăng các hoạt động đầu tư cho sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư nó đòi hỏi kỳ hạn vốn dài hơn hoạt động thương mại, một phần vì vay vốn đầu tư kỳ hạn trung-dài hạn được Chính phủ hỗ trợ lãi suât theo chương trình kích cầu), trong khi nguồn vốn của các banks hiện tại chủ yếu là deposits với kỳ hạn ngắn (từ 12 tháng trở xuống). Nó tạo ra khe hở kỳ hạn, ảnh hưởng tới vấn đề thanh khoản.

3. Tiền gửi VND vào ngân hàng không nhiều do lãi suất chưa thật sự hấp dẫn vì lạm phát kỳ vọng cho 2010 là cao (gần đây nhiều chuyên gia cho rằng năm 2010 lạm phát 2 con số, khoảng 10% trở lên, please check); trong khi đó nạn đầu cơ các tài sản khác vẫn lớn;

4. Số lượng các NHTM (tôi muốn nói là Ngân hàng thương mại, ở các nước phát triển nó cũng nhiều ngân hàng nhưng nó đa dạng các loại hình ngân hàng chứ không phải toàn bộ là NHTM như VN); do đó nó làm phân tán nguồn tiền; mà NHTM nào cũng cố dành giật thị phần và muốn tăng trưởng quy mô tín dụng do hầu hết vẫn còn là quy mô nhỏ, cam kết cho vay lắm, đầu tư đa dạng lắm nhưng khả năng huy động vốn còn yếu do chỉ trông chờ vào mỗi deposits; hầu hết NHTM nào cũng muốn mình trở thành ngân hàng đa năng (universal bank) làm đủ mọi thứ. Chính vì thế NHTM nào cũng thiếu tiền. (Nhưng tôi cho rằng đây không phải là nguyên nhân chủ yếu). Nếu sau này một số ngân hàng chuyển hướng thành các ngân hàng chuyên biệt thì sẽ đỡ hơn.

5. Cầu về vốn tăng cao, tạo thêm áp lực thanh khoản đối với các NHTM. Sự gia tăng đầu tư và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh (cả ngắn hạn, trung-dài hạn) của các doanh nghiệp sau khủng hoảng đẩy nhu cầu vốn lên cao, trong khi NHNN lại đang thắt chặt lại, làm giảm khả năng cung ứng thêm tiền cho lưu thông, trong khi các cam kết tín dụng lại đã ký từ trước do tưởng có tiếp kích cầu II cho cả vốn ngắn hạn.

6. Vấn đề vòng quay của tiền (thực ra vấn đề vòng quay của tiền nó khá bao trùm lên những cái khác, những vấn đề khác trong 1 chừng mực nhất định chính là nguyên nhân về chuyện vòng quay của tiền giảm sút, ví dụ: nợ xấu cũng là nguyên nhân, nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất; mà nguyên nhân có thể đến từ nhiều thứ khác nhiều hơn 5 nội dung nêu trên)

8 nhận xét:

  1. Theo tôi hiểu theo kiểu nông dân "KTTT theo định hướng XHCN nó vậy đó" . Đúng ra những thằng nào làm ăn không được thì cho nó die đi, đằng này lại tiêm thuốc bổ cho nó; đơn cử là vinashin đó, nó die rồi mà CP lại bảo lãnh cho nó phát hành thêm 3000 tỷ nữa ( lạ thật ông àh ) thật tình thì tôi cũng không hiểu ra làm sao nữa?
    Theo tôi có môt nguyện nhân nữa là do mấy thằng tập đoàn nó làm ăn thua lỗ quá nên nó vay thêm để trả nợ cho nước ngoài nên ngân hàng hết HMTD nên nó không cho vay nữa ông àh
    Nhân tiện đây ông nên làm rỏ hơn cho tôi hiểu khái niệm ICOR: ( vừa rồi QH nó họp có người bảo
    hiệu quả đầu tư thấp, cứ vay 8$ thì chỉ làm thêm có 1$ GDP thôi ạ. Tôi hiểu như thế có đúng kh6ng ông

    Trả lờiXóa
  2. Gới thiệu ông một bài hay:
    Vay mới, áp lực mới

    SGTT - Việt Nam chính thức bước vào thập kỷ mới với áp lực nặng nề hơn về hiệu quả sử dụng vốn vay, khi tiếp nhận khoản vay đầu tiên trị giá 500 triệu USD từ ngân hàng Tái thiết và phát triển (IBRD) thuộc ngân hàng Thế giới ngày 22.12 vừa qua.

    Nhiều kênh vốn mới

    Nói một cách đơn giản, khoản vay IBRD này đánh dấu cột mốc quan trọng để Việt Nam – với tư cách là quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình – có thể tiếp cận tới hàng loạt các kênh tín dụng mới. Các kênh này, ngoài các khoản vay IBRD, bao gồm nguồn tín dụng thông thường (OCR) của ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nguồn tài trợ chính thức khác (OOF) của Nhật Bản, nguồn vốn vay có bảo lãnh của Pháp, vay phát triển của Ðức... Tất cả các khoản vay ODA nêu trên có điều kiện gần với điều kiện vay thương mại.

    Trái với điều này, hầu hết ODA cho Việt Nam là có điều kiện ưu đãi cao, kể từ khi cộng đồng quốc tế nối lại các chương trình viện trợ từ năm 1993 đến nay. Ngân hàng Thế giới là một ví dụ. Tất cả các khoản hỗ trợ của họ cho Việt Nam đều từ nguồn tín dụng ưu đãi không lãi cho các nước nghèo nhất thế giới từ hội Phát triển quốc tế (IDA). Các khoản vay IDA không đòi lãi suất và có thời hạn lên tới 35 – 40 năm và ân hạn mười năm.

    Với GDP đầu người dự kiến đạt 1.200 USD vào năm tới, vốn ODA cho Việt Nam vay có điều kiện gần với vay thương mại, theo dạng IBRD, chắc chắn sẽ tăng lên, tỷ lệ nghịch với nguồn vốn ODA có điều kiện ưu đãi cao. Chuyên gia hàng đầu về ODA của Việt Nam Dương Ðức Ưng nhận xét với Sài Gòn Tiếp Thị: “Với gói vay IBRD, Việt Nam đang chuyển từ ODA “bao cấp” sang ODA thị trường. Trước tình hình đó, khả năng lựa chọn của chúng ta với các khoản viện trợ đó, và việc ai sử dụng nó là thách thức lớn. Dự án nào hiệu quả cao nhất mới làm, chứ không phải cứ ODA là làm, thì rất nguy hiểm”.

    Áp lực nặng hơn

    Nhận xét của ông Ưng là rất đáng quan tâm trong bối cảnh Việt Nam đang đối diện với áp lực nặng nề hơn về việc trả nợ nước ngoài. Ðể trả nợ gốc và lãi tính riêng cho các khoản vay ODA ưu đãi, ngân sách sẽ chi 70.250 tỉ đồng năm 2010, tăng cao so với 58.800 tỉ đồng năm 2009 và 51.200 tỉ đồng năm 2008. Bất chấp những lời trấn an rằng vay nợ của Việt Nam vẫn trong ngưỡng an toàn, lượng trả nợ này là tương đối lớn trong tổng thu ngân sách hàng năm của Việt Nam (390.650 tỉ đồng năm 2009 và dự kiến 456.400 tỉ đồng năm 2010). Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Quốc hội Phùng Quốc Hiển nói tại kỳ họp vừa qua: “Việc chi trả nợ hiện nay là quá lớn, tốc độ tăng cao so với các năm trước… Ðề nghị Chính phủ tính toán, bố trí việc chi trả nợ hàng năm một cách hợp lý trong điều kiện thu ngân sách còn hạn hẹp”.

    Nhưng áp lực còn sẽ gia tăng. Theo tính toán của bộ Kế hoạch và đầu tư, Việt Nam sẽ phải trả nợ nước ngoài khoảng 6 – 6,6 tỉ USD trong năm năm từ 2011 đến 2015. Trong giai đoạn này, tổng số vay ODA mới sẽ đạt 35 tỉ USD, cao hơn nhiều so với cam kết 23 tỉ USD mà Việt Nam dự kiến nhận được trong khoảng năm 2006 – 2010. Nợ nước ngoài của Việt Nam dự kiến tăng từ 31 tỉ USD năm 2010 lên 57 tỉ USD năm 2015.

    Những con số tỉ đô này nói lên rằng, áp lực trả nợ sẽ ngày càng tăng cao, cùng với cơ chế cho vay mới theo lãi suất thị trường kiểu IBRD của ngân hàng Thế giới. Ðiều này đòi hỏi phải thay đổi tư duy lâu nay coi ODA như là một thứ “tiền chùa”. Thậm chí, ở nhiều dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật, người ta “sung sướng” khi được mua ôtô, máy tính, được đi nước ngoài… mà không quan tâm liệu dự án có được áp dụng trong thực tế hay bị đút vào ngăn kéo. Nếu không thay đổi mạnh trong nhận thức và thực hiện dự án, thì ODA theo cơ chế thương mại sẽ thực sự là gánh nợ mà người phải trả, không ai khác, chính là người dân.

    Tư Giang
    Bình loạn của Phương.
    Vay nhiều, trả nhiều, ngân sách thâm thủng nhiều, tiền lại mất giá ( vì phải in thêm ) nên gánh nặng nợ nần lại tăng rồi ngân sách lại tiếp tục thâm thủng, tiền lại tiếp túc mất giá, nợ lại tiếp tục tăng... đó là cái vòng luẩn quẩn chắc sẽ không bao giời thoát ra được đâu ông ơi. Cho ý kiến nhận xét nhé!

    Trả lờiXóa
  3. dv62
    tiếp tục nhé bác dafhoatc ôi e thấy rất hay.

    happy new year!

    Trả lờiXóa
  4. Vấn đề ICOR như anh Phuongvdb_vungtau nói là đúng; tuy nhiên không hoàn toàn chính xác bởi vì đầu tư cho năm nay thì tăng trưởng hưởng vào các năm sau; mặc dù năm nay cũng có ý nghĩa vì nó tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra của năm nay.
    Mặc dù không hoàn toàn chính xác song người ta vẫn sử dụng cách tính ICOR và đánh giá theo nó trong cả 1 giai đoạn (nhiều năm liên tiếp) để xem xét xu hướng. Tức là nói ICOR như vậy về phương pháp là không vấn đề gì.
    ICOR của VN cao, tức là hiệu quả đầu tư đang ngày càng thấp đi

    Trả lờiXóa
  5. ngoài vấn đề cái bẫy thu nhập trung bình(vay nợ với ls cao) còn cái bẫy tỷ gía đóng góp không nhỏ. nhất là các khoản oda của nhật rất lớn nhưng tỷ giá giữa $ và yên nhật thay đổi rất lớn, đồng euro tăng cũng tấm ~50% so với $.
    anh dafh có bình luận gì không

    DV62

    Trả lờiXóa
  6. Việt Nam chào bán thành công 1 tỷ USD trái phiếu với lợi suất 6,95%.
    . hay viết một bài về lợi suất đi.

    Trả lờiXóa
  7. Moi cac ban xem nhung phat bieu an tuong cua mot tien sy noi tieng o VN:
    http://www.youtube.com/watch?v=8MVRgsIjfEA

    Trả lờiXóa